Đất ở nông thôn là gì? Đất ở nông thôn có những đặc điểm và quy định ra sao? Đất ở nông thôn và đất thổ cư có điểm gì khác biệt? Đây có lẽ là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về đất ở nông thôn là gì và những đặc điểm nổi bật của đất nông thôn nhé!
Đất ở nông thôn là gì?
Đất ở nông thôn được hiểu chính xác theo đúng quy định tại khoản 1 điều 143 của Bộ Luật đất đai 2013:
“Điều 143. Đất ở tại nông thôn
1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
3. Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
4. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp”.
Đất ở nông thôn được hiểu đơn giản là đất thuộc phạm vi có giới hạn hành chính tại xã và do xã quản lý.
Đất ở nông thôn là đất ở do cá nhân và hộ gia đình hiện tại đang sử dụng tại nông thôn gồm có đất xây nhà ở hoặc xây dựng các công trình nhằm phục vụ cuộc sống của người dân như ao, vườn hay ao cùng thửa đất trong các khu dân cư của nông thôn, phù hợp quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được cơ quan có thẩm quyền nhà nước phê duyệt.
Những quy định về đất ở nông thôn
Hạn mức đất ở nông thôn
Theo quy định tại Điều 143 Luật Đất đai 2013, đất đai tại các khu dân cư thuộc nông thôn được quản lý và sử dụng quy định như sau:
- Dựa trên quỹ đất địa phương cùng với quy hoạch phát triển nông thôn đã được nhà nước phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy định hạn mức đất ở nông thôn được phép giao cho mỗi cá nhân, hộ gia đình để làm nhà ở. Tùy vào điều kiện và tập quán vốn có tại địa phương mà diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa một cách phù hợp.
- Việc phân bổ theo quy hoạch đất ở tại nông thôn là gì? Đất ở nông thôn phải được phân bố đồng bộ với kế hoạch xây dựng công trình công cộng và phát triển nông thôn và các mục tiêu liên quan.
Hạn mức đất khi quy hoạch ở nông thôn được hiểu theo cách đơn giản nhất là vùng diện tích đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các bộ phận có thẩm quyền chuyển nhượng hoặc bàn giao từ những đối tượng khác như hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức.
Thời hạn sử dụng đất tại đất nông thôn
Đất ở nông thôn là gì? Thời hạn sử dụng đất ở nông thôn được quy định tại Điều 125 Luật Đất đai 2013.
- Đối với cá nhân hộ gia đình, đất ở, đất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ (không phải do Nhà nước cho thuê hoặc bàn giao có thời hạn) được sử dụng ổn định, lâu dài.
- Đất nông nghiệp được sử dụng hợp pháp bởi cộng đồng dân cư
- Các loại đất rừng tự nhiên như đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ hay đặc dụng
- Các loại đất được sử dụng với mục đích phi lợi nhuận, không kinh doanh như: đất giao thông, đất xây dựng các công trình công cộng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,…
- Đất thuộc các công trình Nhà nước như trụ sở cơ quan, công trình công lập chưa tự chủ tài chính, hoặc đất thuộc các tổ chức kinh tế… theo quy định của Pháp luật.
- Đất quốc phòng, an ninh,…
- Đất sử dụng làm nghĩa trang
- Đất được sử dụng cho các mục đích tín ngưỡng hoặc cơ sở tôn giáo hợp quán được quy định
Thông thường thì đất ở nông thôn có thời gian sử dụng khá lâu, lâu nhất trong tất cả các loại đất hiện tại, thậm chí đất ở nông thôn còn không có thời hạn sử dụng trong một vài trường hợp được quy định.
Các loại phí đo đạc địa chính đất ở nông thôn
Để đo đạc địa chính đất ở nông thôn cần phải chi nhiều loại chi phí, các khoản phí này người sở hữu đất như cá nhân, hộ gia đình, tổ chức phải chịu trách nhiệm trả phí cho đơn vị đo. Đất nông thôn cần đo để xác định thông tin về diện tích đất kích thước và tọa độ, vị trí khi chủ sở sở hữu có như cầu và phải đáp ứng đủ các yêu cầu hợp pháp.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC, mức thu phí đo đạc địa chính ở nông thôn thường không vượt quá 1.500 đồng/m2. Mức phí đo đạc này của đất nông thôn sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Tuy nhiên, để xác định chính xác được các khoản phí cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công cụ đo đạc có nhiều và phức tạp không, các yêu cầu có khó hay không cũng như yêu cầu về diện tích đất rộng không.
Đất ở nông thôn và đất thổ cư có gì khác nhau
Đất ở nông thôn là gì và đất thổ cư là gì mà lại có sử khác biệt. Đất nông thôn và đất dân cư có nhiều điểm khác biệt bạn cần phải lưu ý để phân biệt như:
Khác biệt về mặt khái niệm:
- Đất nông thôn được dùng để xây dựng nhà ở hoặc xây dựng các công trình kiến trúc phục vụ cho đời sống của con người, làm vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn
- Đất thổ cư được hiểu là đất dùng để xây dựng nhà ở hoặc xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống của mọi người. Đất thổ cư bao gồm đất ở nông thôn và đất ở đô thị.
Đất thổ cư thì thường sẽ được làm nhà ở nhưng đất nông thôn thì sẽ được sử dụng làm đất ở ở khu vực nông thôn, thường sẽ ghi rõ là đất ở nông thôn
Đất ở nông thôm được xây dựng và quy hoạch ở tại nông thôn còn đất thổ cư thì được xây nhà ở cả nông thôn và thành thị. Đặc biệt là cả hai loại này đều không được dùng để trồng trọt.
Trong bài viết trên Bất động sản Lagi đã giới thiệt cho bạn biết đất ở nông thôn là gì cũng như đất ở nông thôn sẽ được quy định như thế nào theo đúng pháp luật. Mong rằng những thông tin trên là bổ ích để bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại đất phù hợp.