Bản đồ địa chính là gì? Khi nào cần trích lục bản đồ địa chính?

Bản đồ địa chính có tên gọi tiếng Anh là Cadastral map, là dạng bản đồ góp vai trò quan trọng không kém sổ mục kê. Vậy bản đồ địa chính là gì? Tại sao phải xin trích lục bản đồ địa chính? Bên cạnh đó là hàng ngàn câu hỏi vì sao có liên quan đến bản đồ địa chính. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi phổ biến thường gặp nhất đối với bản đồ địa chính. Xin mời Quý bạn đọc cùng Lagi theo bài viết để biết thêm nhiều thông tin chi tiết.

1. Thế nào là bản đồ địa chính?

Trước hết, để hiểu được các vấn đề có liên quan đến bản đồ địa chính, ta cần hiểu được khái niệm bản đồ địa chính là gì?

Bản đồ địa chính là loại tài liệu, bản đồ chứa đựng những thông tin về địa chính tuân theo các quy định của Pháp luật. Trong đó, bản đồ địa chính thể hiện diện tích, vị trí, thông số có liên quan đến các thửa đất cùng các yếu tố địa lý, được lập theo đơn vị hành chính và được sự xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

bản đồ địa chính là gì

2. Nội dung chính trên bản đồ địa chính

Là loại tài liệu quan trọng, đồng thời là cơ sở căn cứ để xác định loại đất, thông tin các thửa đất nên nội dung trên bản đồ địa chính phải được thể hiện đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT nội dung bản đồ địa chính bao gồm:

  • Khung bản đồ
  • Điểm khống chế tọa độ, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định
  • Độ cao quốc gia các hạng
  • Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới quy hoạch
  • Chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình công cộng 
  • Ranh giới của thửa đất, loại đất và diện tích thửa đất
  • Nhà ở hoặc công trình xây dựng khác
  • Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như
  • Địa vật, công trình lịch sử – văn hóa, xã hội
  • Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao
  • Ghi chú thuyết minh

3. Trích lục bản đồ địa chính như thế nào? Tại sao phải trích lục bản đồ địa chính?

Việc trích lục bản đồ địa chính cung cấp, xác thực thông tin của thửa đất một cách phù hợp. Không chỉ vậy mà việc trích lục còn giúp cơ quan nhà nước quản lý đất đai, tiến hành các thủ tục hành chính đất đai thuận tiện và dễ dàng hơn.

Thông qua bản trích lục này, người sử dụng đất có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất đai, hạn chế những tranh chấp và rủi ro trong quá trình sử dụng đất.

Cách trích lục bản đồ địa chính được trình bày như sau:

  • Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất
  • Diện tích đất, loại đất
  • Mục đích sử dụng đất
  • Thông tin cơ bản của người sử dụng đất 
  • Các thay đổi của thửa đất (nếu có) so với giấy tờ pháp lý
  • Bản vẽ thửa đất, sơ đồ thửa đất

bản đồ địa chính là gì

4. Những trường hợp nào cần trích lục bản đồ địa chính?

Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đó 

Khi người sử dụng đất có nhu cầu đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất – nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất bị thay đổi thì có thể đến Văn phòng đăng ký đất đai để yêu cầu trích lục bản đồ địa chính

Cấp Giấy chứng nhận

Trong trường hợp người sử dụng đất cần cấp mới Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng do bị mất, thất lạc. Người sử dụng có thể liên hệ Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm để yêu cấp trích lục bản đồ địa chính

Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho mục đích quốc phòng – an ninh

Đối với thửa đất nằm trong quy hoạch được Nhà nước thu hồi để phục vụ cho sự nghiệp quốc phòng- an ninh; phát triển kinh tế – xã hội thì các loại hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất phải được đính kèm trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

5. Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính

Theo quy định của Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, người sử dụng đất nếu đủ điều kiện sẽ được phép yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trích lục bản đồ địa chính theo mẫu yêu cầu như sau: 

Song, người dân sử dụng đất cũng cần phải làm thủ tục xin trích lục theo đúng quy trình và hướng dẫn của Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp tương đương

Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã

Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được phiếu yêu cầu cung cấp thông tin thửa đất và trích lục bản đồ địa chính thì có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của người dân

Bước 3: Thông báo kết quả

*Lưu ý:

– Văn phòng đăng ký đất đai có nhiệm vụ cung cấp trích lục bản đồ cho người yêu cầu

– Thông báo nghĩa vụ tài chính cho cá nhân, tổ chức

– Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc từ chối cung cấp thông tin thì cơ quan đó phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu và nêu rõ lý do

– Thời hạn để cơ quan tiếp nhận và xử lý yêu cầu bao gồm 2 trường hợp:

  • Trước 15 giờ: thông báo ngay trong ngày
  • Sau 15 giờ: thông báo được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo

bản đồ địa chính là gì

Trên đây là bài viết giải đáp cho thắc mắc: Bản đồ địa chính cùng những thông tin có trích một bản đồ địa chính. Thông qua đây, bạn có thể có thêm được những kinh nghiệm trong việc yêu cầu trích lục bản đồ cũng như hiểu được thủ tục xin trích lục để tránh khỏi các vấn đề rủi ro không mong muốn. 

Xem thêm nhiều bài viết mới và thông tin chi tiết tại: https://batdongsanlagi.vn/ 

 

QUÝ KHÁCH XEM THÔNG TIN SẢN PHẨM TẠI CÁC ĐƯỜNG LINK GỌI NGAY “ VĂN PHÒNG BẤT ĐỘNG SẢN LAGI”

ĐT - Zalo : 0937.759.297
                   0933.385.145

https://batdongsanlagi.vn/

https://www.chotot.com/user/793f36af64f875356f6000e2314738ba

https://www.facebook.com/groups/batdongsanlagibinhthuan

https://www.facebook.com/batdongsanthanhpholagi/


Ngoài ra, công ty còn rất nhiều sản phẩm như: nhà phố, biệt thự, đất nền, đất mẫu, cho thuê giá rẻ ...Khách hàng có nhu cầu xin liên hệ ngay - tư vấn nhiệt tình, tận tâm, 24/7.Quý khách vui lòng like bài và trang face ủng hộ em để khi em đăng sản phẩm mới có thể giúp ích cho anh chị và người thân.Em xin chân thành cám ơn!!!