Đất giãn dân là gì? Mua đất giãn dân cần biết những gì?

Đất giãn dân là gì? Đất giãn dân có được cấp Sổ đỏ không? Để có thể sử dụng các quỹ đất sao cho hiệu quả, Nhà nước đã áp dụng chính sách đất giãn dân tại một số địa điểm. Điều này giúp phân bố lại dân cư các khu vực sao cho đồng đều nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Vậy khi chấp hành chính sách giãn dân thì mức độ cải thiện sẽ được thể hiện như thế nào, chúng ta hãy cùng xem qua bài viết để biết thêm thông tin chi tiết.

đất giãn dân là gì

1. Thế nào là đất giãn dân?

Để có thể hiểu đất giãn dân là gì, ta sẽ đi tìm hiểu khái niệm về loại đất này trước tiên. Đất giãn dân có thể hiểu là vùng đất được tái định cư nhà ở cho người dân thuộc diện mà nhà ở của họ bị giải toả, hoặc các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện để sở hữu nhà đất. Vì lý do này, Nhà nước ta luôn tìm ra các giải pháp để mọi người dân đều có chỗ ở, sinh hoạt mà trong đó chính sách “đất giãn dân” đang là một trong những giải pháp tối ưu.

2. Đất giãn dân có được cấp Sổ đỏ hay không?

Bên cạnh việc tìm hiểu đất giãn dân là gì, bạn cũng cần phải lưu ý một số trường hợp được cấp Sổ đỏ để có thể thực hiện đầy đủ các loại giấy tờ nhằm xác nhận quyền sử dụng của mình. Theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đi 2013, người dân sẽ được cấp Sổ đỏ khi thực hiện đầy đủ theo các quy định sau đây:

  • Chủ nhà ở trên đất giãn dân phải có ít nhất một trong các loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt; giấy tờ được chứng nhận về quyền thừa kế; giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc mua bán nhà ở gắn liền với đất; các loại giấy tờ thanh lý, mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước theo quy định của Pháp luật…
  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo quyết định của Toà án, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được hoàn thành thì có quyền yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất
  • Nhà ở trên đất giãn dân thì phải được thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, chi phí để tránh xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp
  • Dân cư đang sử dụng đất có các công trình đình, đền, miếu, thờ hoặc đất nông nghiệp nếu không có tranh chấp và được Uỷ ban nhân dân cấp huyện/xã xác nhận quyền sủ dụng chung cho cộng đồng dân cư thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đó
đất giãn dân là gì
Khái niệm về đất giãn dân

3. Bật mí bí quyết mua đất giãn dân sao cho có lợi nhất

Mặc dù chi phí bỏ ra cho việc mua đất giãn dân là không cao như các loại đất khác do nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Nhà nước. Thế nhưng, đã có nhiều trường hợp rủi ro pháp lý có liên quan đến loại đất này nên bạn cần phải tham khảo một số kinh nghiệm từ những người khác để tránh mất tiền oan.

  • Trước khi mua đất, bạn nên tìm hiểu cẩn thận về thông tin khu đất đó về môi trường sống của hàng xóm xung quanh, an ninh…để có thể thích ứng cho phù hợp
  • Xem xét vị trí đất đó có thuận lợi cho việc di chuyển của bạn hay không: gần trường học, gần nơi làm việc hoặc siêu thị, cửa hàng tiện lợi…
  • Quan trọng nhất là cẩn thận trong việc xem xét mảnh đất đó có nằm trong danh sách quy hoạch hoặc giải toả của Nhà nước hay không.
  • Trên hợp đồng mua bán cần có chữ kỹ, dấu mộc xác nhận của các bên tham gia. Sau khi bàn giao nhà ở, hộ gia đình phải điền đầy đủ thông tin của các thành viên trong gia đình vào sổ hộ khẩu thì việc cư trú của các thành viên mới được xem là hợp lệ
  • Hai bên nên thoả thuận sao cho phù hợp với nguyện vọng của mình và đọc kỹ hợp đồng trước khi ký. Nếu trong hợp đồng có bất kỳ điều khoản nào mà người mua chưa rõ, hoặc có dấu hiệu gây bất lợi cho mình thì phải hỏi lại ngay với người bán.
  • Hợp đồng phải được gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để công chứng, nếu hợp đồng không có phê duyệt của các cơ quan thẩm quyền tính hợp pháp sẽ không có hiệu lực
đất giãn dân là gì
Đất giãn dân được cấp Sổ đỏ theo quy định của Nhà nước

4. Thời hạn sử dụng đất giãn dân trong bao lâu?

Đất giãn dân được phân loại theo thời hạn bao gồm: dài hạn và ngắn hạn

Đất giãn dân dài hạn:

  • Đất có mục đích sử dụng để xây dựng nhà ở, kinh doanh, sản xuất
  • Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
  • Đất được sử dụng để phục vụ cho mục đích quốc phòng, anh ninh
  • Đất để xây dựng các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Đất giãn dân ngắn hạn:

Là những loại đất có giới hạn sử dụng trong 20 năm, được dùng để nuôi trồng thuỷ sản, các cây công nghiệp hằng năm. Đặc biệt, đất có thời hạn dưới 50 năm đối với các vùng đất ở đồng bằng (<10ha) và miền núi (<30ha)

đất giãn dân là gì
Đất giãn dân ngắn hạn và dài hạn

5. Đất giãn dân có được quyền chuyển nhượng hay tách thửa không?

Đối với bất kỳ loại đất đai cũng đều phải có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì người sử dụng mới có quyền chuyển nhượng, mua bán hoặc tách thửa. Hơn nữa, để việc yêu cầu cấp phép chuyển nhượng hoặc tách thửa, bạn cũng phải chuẩn bị một số loại giấy tờ, hồ sơ để làm tài liệu cho việc chuyển nhượng. Để có thể thực hiện các quyền sử dụng đối với đất giãn dân, bạn bắt buộc phải đảm bảo được các điều kiện sau:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được công chứng
  • Đất không được thuộc trường hợp tranh chấp hoặc thuộc diện quy hoạch, giải toả theo quy định của Nhà nước
  • Đất cũng không bị kê biên để thi hành án
  • Đất phải trong thời hạn còn sử dụng

Hồ sơ tách thửa cần chuẩn bị những gì?

Để chuẩn bị cho việc tách thửa, bạn cần phải nắm các quy định khi tách thửa thì việc tách thửa mới được diễn ra thuận lợi. Do vậy, bạn phải soạn đầy đủ các loại giấy tờ có liên quan cũng như quy trình, thủ tục tách thửa. Bộ hồ sơ bao gồm:

  • 01 đơn đề nghị tách thửa theo mẫu quy định của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
  • 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • CMND/CCCD hoặc các loại giấy tờ tuỳ thân để thể hiện mức độ tin cậy đối với bên có liên quan
  • Sổ hộ khẩu của người chủ sở hữu sau khi hoàn tất việc tách thửa
  • Hợp đồng xác nhận chuyển đổi quyền sử dụng đất
  • Biên bản hoàn tất giao nhận

Chi phí tách thửa

Ngoài ra, sau khi thực hiện các bước trong việc chuẩn bị hồ sơ thì bạn cũng phải dự phòng khoản tài chính để chi trả cho các chi phí khi yêu cầu tách thửa đất. Các loại chi phí này gồm có:

  • Chi phí đo đạc: tuỳ thuộc vào tổ chức đo đạc (thường là 1.500.000-2.000.000 đồng)
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận (khoảng 100.000 đồng)
đất giãn dân là gì
Thủ tục chuyển nhượng hoặc tách thửa đối với đất giãn dân

Thông qua bài viết đất giãn dân là gì, bất động sản Lagi đã chia sẻ rất nhiều thông tin về loại đất giãn dân và các quy định của pháp luật đối với loại đất này. Mặc dù, việc mua đất giãn dân mang nhiều ưu điểm song đôi khi vẫn có nhiều vị trí sẽ làm chất lượng cuộc sống của gia đình bị ảnh hưởng. Do vậy, để không rơi vào các trường hợp rủi ro thì người mua cần phải thận trọng trong việc tìm kiếm thông tin và giao dịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUÝ KHÁCH XEM THÔNG TIN SẢN PHẨM TẠI CÁC ĐƯỜNG LINK GỌI NGAY “ VĂN PHÒNG BẤT ĐỘNG SẢN LAGI”

ĐT - Zalo : 0937.759.297
                   0933.385.145

https://batdongsanlagi.vn/

https://www.chotot.com/user/793f36af64f875356f6000e2314738ba

https://www.facebook.com/groups/batdongsanlagibinhthuan

https://www.facebook.com/batdongsanthanhpholagi/


Ngoài ra, công ty còn rất nhiều sản phẩm như: nhà phố, biệt thự, đất nền, đất mẫu, cho thuê giá rẻ ...Khách hàng có nhu cầu xin liên hệ ngay - tư vấn nhiệt tình, tận tâm, 24/7.Quý khách vui lòng like bài và trang face ủng hộ em để khi em đăng sản phẩm mới có thể giúp ích cho anh chị và người thân.Em xin chân thành cám ơn!!!