Đất không tiếp giáp đường có được tách thửa không?

Đất không tiếp giáp đường có được tách thửa không? Điều kiện để được tách thửa đất là gì? Đây là những thông tin cơ bản mà bạn cần nắm để có thể sử dụng đất đai đúng với quy định của pháp luật trong nhiều trường hợp. Do đó, để hiểu đúng về các quy định cũng như thủ tục có liên quan đến tách thửa đất, Bất động sản Lagi mời Quý bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé

Tách thửa là gì?

Theo một cách dễ hiểu, tách thửa là việc phân chia quyền sử dụng đất đối với người đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một hoặc nhiều người khác. Việc tách thửa cần được thực hiện theo đúng quy trình của pháp luật. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tách thửa:

  • Tách thửa để phân chia di sản thừa kế đối với quyền sử dụng đất
  • Tách thửa theo quyết định phân chia từ toà án
  • Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với một phần diện tích của thửa đất cho một hoặc nhiều đối tượng khác
Đất không tiếp giáp đường có được tách thửa không?
Khái niệm về tách thửa

Điều kiện tách thửa đất

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) hoặc mảnh đất đó đủ điều kiện để yêu cầu cấp GCN quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 và 101 Luật Đất đai.
  • Đất đang trong thời hạn sử dụng
  • Đất không vướng vào các vi phạm pháp lý hoặc bất kỳ tranh chấp nào
  • Đáp ứng các hạn mức diện tích tối thiểu để được tách thửa
  • Đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án

Trong trường hợp đất tách thửa thành thửa đất có diện tích lại nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng có thể xin hợp thửa với đất khác liền kề. Mảnh đất hợp thửa tạo thành có tổng diện tích lớn hơn diện tích tối thiểu thì được chấp nhận tách thửa.

đất không tiếp giáp đường có tách thửa không
Cập nhật những điều kiện tách thửa mới nhất theo quy định của pháp luật

Đất không tiếp giáp đường thì có được phép tiến hành tách thửa hay không?

Tính đến nay, không có quy định cụ thể về việc tách thửa đối với đất không tiếp giáp đường mà tuỳ vào từng mục đích sử dụng, điều kiện áp dụng cũng như vị trí đất thuộc địa phương nào mà do UBND ở địa phương đó quyết định. Ví dụ, đối với một số địa phương có địa hình, vị trí đất đai đặc biệt sẽ được áp dụng thêm những quy định về đất đai khác với so với những tỉnh thành khác. 

Do đó, để xác định được mảnh đất không tiếp giáp đường mà bạn dự định tách thửa có được chấp nhận hay không thì phải tìm hiểu tin tức đất đai ở địa phương thông qua các thông tin của UBND, hoặc trực tiếp nhờ sự hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp tương đương.

đất không tiếp giáp đường có tách thửa không

Diện tích tối thiểu để đạt điều kiện tách thửa là bao nhiêu?

Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa đối với thửa đất ở các vùng:

  • Đất ở đô thị: diện tích đất tối thiểu phải đạt 40m2, kích thước tối thiểu đối với chiều rộng là 3.3 và chiều dài không được nhỏ hơn 12m
  • Đất ở nông thôn: diện tích đất tối thiểu đối với vùng nông thôn muốn tách thửa phải đạt 75m2, có kích thước tối thiểu đối với chiều rộng là không nhỏ hơn 4.5m và 16m đối với chiều dài
  • Đất sản xuất nông nghiệp ở đô thị: diện tích tách thửa tối thiểu phải đạt 500m2
  • Đất sản xuất nông nghiệp ở nông thôn: diện tích đất được phép tách thửa phải đạt ít nhất 1000m2
đất không tiếp giáp đường có tách thửa không
Bảng diện tích tối thiểu để tách thửa trong một số trường hợp mà bạn có thể tham khảo

Thủ tục đề nghị tách thửa đất

Nếu mảnh đất của bạn thuộc trường hợp không tiếp giáp với đường mà nhận được sự phê duyệt tách thửa từ nhà nước. Bạn có thể tiến hành làm thủ tục để tách thửa như những trường hợp khác. Để biết thêm về thủ tục yêu cầu tách thửa đất, Lagi xin mời bạn đọc cùng chuyển đến phần tiếp theo đây

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị tách thửa 
  • Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bước 2: Nộp bộ hồ sơ trực tiếp tại UBND xã/phường nơi có đất hoặc tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện

Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, xử lý hồ sơ theo yêu cầu của người đề nghị tách thửa (trong trường hợp bộ hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng theo quy định thì nơi tiếp nhận phải hướng dẫn người làm đơn bổ sung, hoàn chỉnh bộ hồ sơ lại cho đủ và đúng)

Bước 4: Thông báo kết quả

Bước 5: Người đề nghị tách thửa thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ tài chính có liên quan đến thủ tục

*Lưu ý: Thời gian thụ lý hồ sơ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được hồ sơ hợp lệ. Không quá 25 ngày làm việc đối với những nơi miền nùi, hảo đảo, vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn

Đất không tiếp giáp đường có được tách thửa không?
Quy trình thực hiện tách thửa cần được lưu ý

Như vậy, thông qua bài viết đề cấp đến vấn đề “Đất không tiếp giáp đường có được tách thửa không”, Lagi mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình xác định trường hợp được phép tách thửa đất và quy trình tách thửa. Trước khi thực hiện tách thửa, bạn cần tham khảo thêm nhiều thông tin có liên quan đến quá tình này, cũng như chuẩn bị nghĩa vụ thanh toán.

QUÝ KHÁCH XEM THÔNG TIN SẢN PHẨM TẠI CÁC ĐƯỜNG LINK GỌI NGAY “ VĂN PHÒNG BẤT ĐỘNG SẢN LAGI”

ĐT - Zalo : 0937.759.297
                   0933.385.145

https://batdongsanlagi.vn/

https://www.chotot.com/user/793f36af64f875356f6000e2314738ba

https://www.facebook.com/groups/batdongsanlagibinhthuan

https://www.facebook.com/batdongsanthanhpholagi/


Ngoài ra, công ty còn rất nhiều sản phẩm như: nhà phố, biệt thự, đất nền, đất mẫu, cho thuê giá rẻ ...Khách hàng có nhu cầu xin liên hệ ngay - tư vấn nhiệt tình, tận tâm, 24/7.Quý khách vui lòng like bài và trang face ủng hộ em để khi em đăng sản phẩm mới có thể giúp ích cho anh chị và người thân.Em xin chân thành cám ơn!!!