Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích rừng chiếm phần lớn lãnh thổ và đây cũng là nguồn tài nguyên quan trọng đối với mỗi quốc gia. Đề cập đến vấn đề này, người ta có cách định nghĩa về “đất lâm nghiệp là gì”. Để hiểu rõ hơn về đất lâm nghiệp, Bất động sản Lagi xin mời Quý bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
1. Thế nào là đất lâm nghiệp?
Đất lâm nghiệp là gì? Đất lâm nghiệp là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, thường được sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi, canh tác để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, cung ứng nguồn sản pẩm cho ngành công nghiệp và dịch vụ.
2. Có bao nhiêu loại đất lâm nghiệp?
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, đất lâm nghiệp được chia thành 03 loại khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng đất và tính chất riêng biệt của từng loại đất.
Đất rừng phòng hộ
Cũng như cái tên của loại rừng này, các vị trí đất rừng đặc dụng có chức năng chủ yếu là để phòng hộ các trường hợp thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra, chống xói mòn đất, sạt lở…Phụ thuộc vào vị trí rừng mà rừng được sử dụng để bảo vệ nơi biên giới, vách núi nhằm bảo vệ nguồn nước sách cho cộng đồng . Bên cạnh đó, đối với các rừng phòng hộ nằm ở khu vực biển sẽ có nhiệm vụ như chắn các ngọn sóng lớn, chắn gió, chắn cát, làm giảm cường độ các đợt sóng mạnh đập vào bờ.
Đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất có chức năng như là nguồn cung cấp lâm sản cho con người, phục vụ cho việc xây dựng nhà cửa, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong đời sống. Bởi vì, rừng là nguồn tài nguyên rất có gía trị do đó đất rừng cũng là tài sản vô cùng quý giá và nó cũng mang lại rất nhiều lợi ích về cả kinh tế-xã hội, đời sống sinh hoạt con người.
Bên cạnh đó, đất rừng sản xuất còn được đưa vào kết hợp với mô hình du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng thiên nhiên gần gũi với môi trường trong xanh. Hiện nay, hình thức một số khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn, rừng cao su cũng được rất nhiều khách du lịch tò mò, hứng thú muốn đến tham quan về mức độ đồ sộ của những khu rừng cũng như cách mà người ta lấy mủ cao su.
Đất rừng đặc dụng
Là hình thức đất lâm nghiệp được dùng để bảo tồn, gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, do vậy các loại sinh vật sinh sống ở đây vô cùng đa dạng và phong phú. Thậm chí, còn có nhiều loại động vật, cây cỏ quý hiếm đang được bảo tồn và chăm sóc tại đây. Đất rừng đặc dụng còn có chức năng phục vụ cho việc nghiên cứu, các công trình thí nghiệm về sự sống của những sinh vật ở đây. Chính vì thế, rừng đặc dụng được Nhà nước bảo vệ rất nghiêm ngặt, cấm săn bắt các loài động vật, thực vật.
Một số khu rừng đặc dụng cũng có thể được phép làm khu nghỉ dưỡng và cung cấp dịch vụ du lịch, tham quan cho du khách đến thăm. Thông thường, các khu đất rừng này được dùng để làm khu dự trữ thiên nhiên, vườn quốc gia với số lượng động vật và thực vật rất lớn.
3. Những trường hợp nào được chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâm nghiệp?
Đối với đất lâm nghiệp, cụ thể là đất rừng sản xuất được Nhà nước giao cho các hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng nhằm hỗ trợ kinh tế thì có quyền chuyển nhượng, cho tặng người khác sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất.
Thực tế, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được thực hiện đầy đủ đúng theo thủ tục, quy trình xin phép chuyển nhượng và có sự cho phép của Nhà nước, cùng chính quyền địa phương cấp xã/huyện/quận. Những trường hợp chuyển nhượng trái phép hoặc cố ý chuyển nhượng mà không có sự đồng ý của UBND thì sẽ bị xử phạt hành chính tuỳ vào mức độ vi phạm.
Để hiểu rõ cơ chế xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất cho qúa trình chuyển nhượng, bạn nên tham khảo quy trình bằng các công cụ tìm kiếm trên Internet hoặc yêu cầu sự hướng dẫn từ Phòng Tài nguyên & Môi trường.
Thủ tục xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và mang đi công chứng. Bộ hồ sơ gồm:
- Hợp đồng thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký xác nhận của hai bên
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đơn yêu cầu công chứng hợp đồng
- Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của các bên
- Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân (nhằm chứng minh tình trạng tài sản là chung/riêng của vợ chồng)
- Các phụ lục đính kém hợp đồng (nếu có)
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
- Sơ đồ vị trí nhà đất
Bước 2: Nộp hồ sơ về Văn phòng đăng ký đất đai
Trong trường hợp bộ hồ sơ gửi về Văn phòng nếu được thực hiện sai hoặc thiếu giấy tờ, thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu bổ sung đầy đủ giấy tờ. Sau đó, Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành đo đạc phần diện tích đất cần chuyển nhượng và sẽ gửi bộ hồ sơ này đến Phòng Tài nguyên & Môi trường cùng cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính nếu đã hoàn thành đầy đủ các thông tin cần thiết.
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Người được nhận quyền sử dụng đất sẽ nhận được thông báo thanh toán chi phí chuyển nhượng ngay khi kết quả chuyển nhượng thành công.
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi hoàn thành các thủ tục và nghĩa vụ tài chính, chủ thửa đất cần nộp lại biên lai thanh toán cho Văn phòng đăng ký đất đai nhằm chứng minh đã thanh toán tất cả khoản chi phí đầy đủ. Điều này cũng giúp chủ sở hữu đất tránh được các tranh chấp liên quan đến tài chính thanh toán chuyển nhượng về sau. Trong vòng tối đa 30 ngày, chủ thửa đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kể từ khi nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ.
Tóm lại, đất lâm nghiệp là vùng đất mang lại rất nhiều giá trị lợi ích. Thông qua bài viết đất lâm nghiệp là gì, Bất động sản Lagi đã cung cấp nhiều thông tin chi tiết có liên quan đến đất lâm nghiệp mà nhiều người thường thắc mắc. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng, chuyển nhượng đất lâm nghiệp.