Giấy tờ nhà đất luôn là những loại giấy có tầm quan trọng đáng kể mà chúng ta không thể lơ là trong quá trình sở hữu tài sản. Đây là những giấy tờ tuy chỉ thể hiện các con chữ và số, tuy nhiên những nội dung văn bản này đều chứa đựng những giá trị và ý nghĩa vô cùng lớn. Vậy bạn có tò mò muốn tìm hiểu những loại giấy tờ nhà đất gồm những gì hay không? Hãy cùng Grand House khám phá xem những giấy tờ này có gì đặc biệt mà khiến cho nhiều người hết sức cẩn trọng trong các vấn đề có liên quan nhé!
1. Hồ sơ giấy tờ nhà đất gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 19 Luật Cư trú, công dân sở hữu chỗ ở tại tỉnh/thành/huyện nào thì phải đăng kí thường trú tại nơi ở đó. Do đó, trong bộ hồ sơ giấy tờ nhà đất không thể thiếu những loại giấy tờ sau đây:
- Giấy khai báo hộ khẩu thường trú
- Bán khai nhân khẩu
- Giấy chuyển hộ khẩu nếu trong trường hợp chủ nhà chuyển đổi nơi cư trú (theo Khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú)
- Giấy tờ, hồ sơ chứng minh được chỗ ở, tài sản mà người đó sở hữu ở hiện tại là hợp pháp
- Các loại giấy tờ tuỳ thân như CCCD, CMND
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2. Tầm quan trọng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) có thể ảnh hưởng đến việc sở hữu bất động sản như thế nào?
- Là căn cứ để xác định đúng chủ nhân sở hữu nhà đất, xác nhận xem ai là người có quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để dễ dàng xử lý trong trường hợp có tranh chấp đất đai. Đây là một vấn đề hết sức cần thiết, trong nhiều năm sinh sống trên mảnh đất, đôi khi bạn sẽ khó tránh khỏi các tranh chấp đất đai với hàng xóm, láng giềng. Do vậy, việc sở hữu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp bạn có thể bảo vệ được quyền lợi của mình.
- Là điều kiện cơ bản để thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho hoặc thế chấp quyền sử dụng đất của công dân. Khi thực hiện các giao dịch có liên quan đến tài sản như đất đai, nhà ở, chủ sở hữu cần phải chứng minh được quyền sở hữu và sử dụng đất của mình mới có thể thực hiện chuyển nhượng, tạo cơ sở niềm tin cho người mua/người được tặng cho
- Cơ sở để xác định bồi thường và mức độ bồi thường nếu mảnh đất thuộc diện quy hoạch để xây dựng công trình công cộng của Nhà nước. Trong đó, nhà ở, đất đai chỉ được thực hiện bồi thường khi đạt đủ 02 điều kiện. Thứ nhất, đất đang sử dụng phải là đất thuộc sở hữu của chính chủ, không phải là đất thuê trả tiền theo kỳ hạn. Thứ hai, mảnh đất ấy phải có giấy chứng nhận hoặc có đầy đủ điều kiện được xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.
- Căn cứ để xác định mục đích sử dụng của mảnh đất đó thuộc loại nào. Có thể nói, trên Sổ đỏ đều thể hiện tất cả thông tin có liên quan đến đất đai một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Do vậy, trên Sổ đỏ cũng sẽ nêu rõ mục đích sử dụng đất cho việc nào. Chẳng hạn như: Đất thổ cư để xây dựng nhà ở, cơ sở kinh doanh; đất nông nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp; đất công nghiệp để thúc đẩy sản xuất công nghiệp…
- GCN là thành phần không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký biến động đất đai, nhà ở khi thực hiện các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, bán lại, góp vốn…
3. Những trường hợp nào được cấp Sổ đỏ?
Theo quy định của pháp luật, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là Sổ đỏ) là một loại giấy tờ được dùng để làm căn cứ xác định ai là người có quyền gì đối với một mảnh đất cụ thể. Do đó, các mảnh đất đã được đưa vào sử dụng, thuộc sở hữu của cá nhân, tập thể phải được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất. Trong đó, người đang sử dụng đất đạt đủ điều kiện được cấp Sổ đỏ bao gồm các trường hợp:
- Trường hợp được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, thừa kế hoặc được cho tặng quyền sử dụng đất, hoặc được góp vốn bằng quyền sử dụng đất
- Nhận được quyền sử dụng đất khi mảnh đất đó được sử dụng cho việc thế chấp để thu hồi nợ
- Cá nhân trúng được đấu giá quyền sở hữu mảnh đất
- Các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng đất tại các khu/cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao…
- Người mua tài sản như nhà ở, đất đai hoặc tài sản khác gắn liền với đất
- Trường hợp được tách thửa, hợp thửa cũng được quyền yêu cầu Nhà nước cấp Sổ đỏ để chứng minh tính minh bạch trong việc sở hữu hợp pháp mảnh đất
4. Trình tự hồ sơ xin cấp Sổ đỏ bao gồm những bước nào?
Bước 1: Nộp bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và môi trường
Bước 2: Thụ lý hồ sơ
Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ ngay khi nhận được. Nếu bộ hồ sơ thiếu loại giấy tờ nào cần thiết cho quá trình xin cấp Sổ đỏ, thì nhân viên phòng Tài nguyên và Môi trường phải thông báo ngay cho cá nhân đó để bổ sung và hoàn thiện đầy đủ giấy tờ.
Bước 3: Thông báo kết quả
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo kết quả và trao Sổ đỏ cho người đề nghị cấp. Đồng thời, người sở hữu đất phải có các giấy tờ chứng minh mình đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính
* Thời gian hoàn thành hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ:
Đối với quy trìnnh cấp Sổ đỏ tối đa là 30 ngày theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP (Thời gian này bao gồm các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật).
Đối với các xã/thôn miền núi, hải đảo, vùng sâu – vùng xa có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian hồ sơ được xem xét và xử lý là 40-45 ngày kể từ ngày Văn phòng nhận được bộ hồ sơ (không kể các ngày nghỉ và ngày lễ).
Tóm lại, thông qua bài viết này, chắc hẳn Quý bạn đọc đã biết được giấy tờ nhà đất gồm những gì rồi đúng không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé!
Quý khách có thể xem thêm nhiều thông tin chi tiết có liên quan đến các dự án của Lagi tại đây: https://batdongsanlagi.vn/