Để xây dựng nên một căn nhà vững chắc, việc quan trọng cũng là cơ bản nhất chính là công đoạn thiết kế và xây dựng nền móng cho nhà ở. Móng nhà là nền tảng năng đỡ ngôi nhà và góp phần không thể thiếu trong việc xây nhà. Móng nhà có vai trò chịu mức tải trọng của toàn bộ căn nhà, đảm bảo cho công trình của bạn có thể đứng vững trên nền đất. Thế nhưng, đối với một số nền đất yếu nên làm móng gì? Để có thể trả lời cho câu hỏi này, Bất động sản Lagi xin mời Quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây!
1. Những biểu hiện của nền đất yếu
- Đất sét yếu: là những loại đất sét ở trạng thái bão hoà nước và có thành phần chính trong đất là phần phân tán thô (chủ yếu gồm những khoáng chất) và phần phân tán mịn (gồm các hạt có kích thước rất nhỏ và keo)
- Đất cát yếu: thành phần chủ yếu là những loại cát mịn, có kết cấu rời rạc và có thể nén chặt hoặc pha loãng.
- Các loại đất bùn: bùn, than bùn và đất than bùn. Loại đất bùn có độ bền rất thấp, thường mềm và ẩm. Việc xây nhà ở trên đất bùn chỉ có thể được thực hiện sau khi đất đó đã được thông qua xử lý cho phù hợp
- Các loại đất khác: đất bazan, đất đắp có khả năng chống thấm nước cao nhưng lại dễ bị lún, sập
2. Nền đất yếu thì nên làm móng gì cho phù hợp?
Việc xây dựng nhà ở trên nền đất yếu quả thực không phải là chuyện dễ dàng bởi điều này tiềm ẩn những rủi ro về sau đối với tài sản của chủ nhà. Để đảm bảo an toàn cho người ở và tài sản cần chọn loại móng nền cho phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng công trình. Một số loại nền móng xây nhà cấp 4 phổ biến hiện nay:
Móng nông
Loại móng nhà có kết cả đơn giản, công trình được thi công cần đơn giản, tiết kiệm thời gian. Các nguyên vật liệu được sử dụng để làm móng như cột dầm, đà kiềng. Nhưng để làm được móng nông tốt thì nền phải chắc chắn và tốt, có khả năng chịu lực cao
Móng sâu
Đây được xem là giải pháp khá hữu ích dành cho những ngôi nhà, công trình thiết kế đơn giản được xây dựng trên đất nền yếu. Nền móng sâu góp phần tạo sức trụ đứng vững cho ngôi nhà với các lối thi công bằng cột bê tông, cốt thép, đá kiềng, dầm…
3. Biện pháp nào xử lý móng nhà trên nền đất yếu?
Đối với việc xây dựng nhà trên nền đất yếu không phải là sẽ không có biện pháp để xử lý, do đó bạn có thể yên tâm. Tuy nhiên, quá trình xử lý sẽ không dễ dàng nếu bạn không biết cách thức xử lý đúng đắn hoặc thiếu cẩn trọng. Hiện tại, có rất nhiều phương pháp xử lý móng khá phổ biến được nhiều người tin tưởng và sử dụng:
- Sử dụng vật liệu nhẹ và kết cấu thanh mảnh nhưng vẫn phải bảo đảm được khả năng chịu lực của ngôi nhà. Điều này giúp làm giảm trọng lượng của công trình lên móng nhà, sẽ không gây áp lực lớn lên nền nhà. Đây là cách thức đơn giản nhất và được áp dụng khá rộng rãi
- Tăng tính linh hoạt cho công trình và móng nhà bằng cách dùng kết cấu tĩnh định hoặc phân chia nhỏ các bộ phận của công trình. Điều này có thể thực hiện bằng cách dùng các khe lún để khử ứng suất phụ phát sinh trong kết cấu khi xảy ra hiện tượng đất lún lệch hoặc lệch không đều
- Làm tăng khả năng chịu lực cho nhà nền móng bằng cách sử dụng các đai bê tông cốt thép nhằm làm tăng khả năng chịu được ứng suất kéo khi xuất hiện tình trạng chịu uốn. Đồng thời, còn giúp gia cố các vị trí dự đoán sẽ xuất hiện hiệu ứng suất cục bộ
- Phương pháp bấc thấm (PVD) hỗ trợ tăng nhanh quá trình thoát nước các lỗ rỗng trong nền đất yếu, làm giảm độ rỗng, độ ẩm và tăng dung trọng cho đất. Điều này dẫn đến quá trình cố kết của đất được cố định và tăng khả năng chịu tải
- Cố kết động là phương pháp mang lại hiệu quả khá tốt nhưng phải được kiểm tra bằng các thiết bị khảo sát. Phương pháp này ít tốn kém, diện tích xử lý nền có thể lớn và được thi công trong thời gian ngắn
- Cọc cát đầm làm tăng sức chịu tải và rút ngắn thời gian cố kết đất nền, do đó phương pháp này rất thích hợp để xử lý sâu các nền móng yếu, dễ bị lún. Đầm chặt cọc cát ở mũi cọc làm tăng hiệu quả xử lý nền móng
- Cọc đất vôi, đất xi măng xử lý nền móng nằm sâu dưới lớp đất nền, tăng tính ổn định cho đất nền
- Gia tải trước là giải pháp kinh tế giúp xử lý nền móng trên nền đất yếu, được đánh giá dưới tải trọng của tác dụng hoặc tải trọng tác động có thể thay thế bằng cách sử dụng công nghệ hút chân không
- Dùng cọc tre và cọc tràm làm tăng sức tải trọng tương đối, nhưng lại có nhược điểm là giới hạn về chiều dài của cọc nên khả năng năng áp dụng cũng bị hạn chế
Kết luận, thông qua bài viết này thì vấn đề “Nền đất yếu nên làm móng gì” đã không còn là nỗi lo nếu bạn biết cách hiểu được tình trạng đất của mình và biết cách xử lý nền móng trên đất nền yếu. Trong quá trình sử dụng đất, mua bán, giao dịch bất động sản nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!