Quản lý đất đai là gì? Ai có trách nhiệm quản lý đất đai?

Bạn đã bao giờ bỗng nghĩ đến quản lý đất đai là gì? Người làm quản lý đất đai sẽ làm những công việc gì hay không? Trong đời sống xã hội hiện nay, vai trò của việc quản lý đất đai là vô cùng quan trọng chính vì thế mà các ngành học liên quan đến quản lý đất đai đang trở thành ngành vô cùng hot và tiềm năng ở Việt Nam. Người làm quản lý đất sẽ cần rất nhiều tố chất và kỹ năng như: kỹ năng lập kế hoạch và giải quyết vấn đề, giao tiếp tốt và có khả năng thuyết trình… để có thể thực hiện tốt công việc này. Để hiểu hơn về quản lý đất đai, xin mời bạn xem bài viết dưới đây để lí giải lí do vì sao quản lý đất lại thú vị như vậy.

1. Thế nào là quản lý đất đai?

Để trả lời cho câu hỏi “quản lý đất đai là gì?” Trước hết, quản lý đất đai được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Ở đây để nói một cách dễ hiểu nhất, ta có thể cắt nghĩa cụm từ “quản lý đất đai” thành hai phần để phân tích khái niệm này.

  • Quản lý: là công việc thành lập các chiến lược của một tổ chức sau đó đo lường, tính toán, giám sát, kiểm tra một sự vật nào đó hoặc điều phối một tổ chức cụ thể
  • Đất đai: là vùng đất có diện tích, vị trí và ranh giới được xác định cụ thể; đất đai có sự ảnh hưởng tới việc sử dụng đất để xây dựng nhà ở, công trình hoặc phục vụ cho các mục đích quốc phòng, kinh tế – xã hội…

Đất đai có thể bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên từ môi trường, từ con người làm thay đổi tính chất, hình dạng. Do vậy, nhiệm vụ của người quản lý đất đai là nghiên cứu, theo dõi và lập kế hoạch phát triển các khoản đất đai nhằm phục vụ cho các nhu cầu của con người.

Nếu quá trình quản lý đất đai kém hiệu quả, thiếu tính liên kết giữa các giai đoạn quản lý đất sẽ làm cho việc khai thác sử dụng đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc thậm chí là làm suy giảm nguồn tài nguyên đất.

quản lý đất đai là gì
Tìm hiểu về quản lý đất đai

2. Phân loại đất đai

Căn cứ vào điều 10 Luật Đất đai 2013, đất tại Việt Nam được chia thành ba nhóm chính dựa trên mục đích sử dụng đất:

  • Nhóm đất nông nghiệp: là nhóm đất thường nằm ở vùng nông thôn dùng để trồng lúa hoặc các loại cây hằng năm, cây lâu năm, còn có thể sử dụng đất để trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối…
  • Nhóm đất phi nông nghiệp: loại đất thường được sử dụng để xây dựng nhà ở, công trình hoặc phục vụ cho mục đích quốc phòng; để sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; xây dựng các khu chế xuất, nhà máy, xí nghiệp; các công trình công cộng…
  • Nhóm đất chưa sử dụng: là các loại đất chưa xác định được mục đích sử dụng cho việc gì theo quy định tại điều 58 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

3. Các đặc điểm tiêu biểu của đất đai và vai trò của việc quản lý đất đai

Đất đai là một loại tài sản có giá trị rất lớn, đa số các vụ tranh chấp đất đai, kiện tụng đều phải trải qua quá trình pháp lý rất phức tạp và mất nhiều thời gian, tiền bạc. Do đó, con người cần phải có cách thức khai thác và sử dụng sao cho phù hợp, không khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá này.

Đặc điểm của đất đai được thể hiện thông qua các thuộc tính, loại đất, độ dày của các lớp đất, độ ẩm, mức độ bằng phẳng, độ dốc…

Đất đai là loại tài sản cố định, không phải là hàng hoá trao đổi mua bán trên thị trường mà nó được dùng để xin cấp quyền xây dựng nhà ở. Tại Việt Nam và các nước trên thế giới, người sử dụng đất không được quyền định đoạt hay sở hữu đất mà chỉ được cấp giấy phép quyền sử dụng đất.

Đối với loại tài sản có giá trị cao như vậy được Pháp luật quy định và quản lý rất nghiêm khắc và chặt chẽ nhằm tránh các trường hợp tranh chấp đất đai, kiện tụng, sử dụng đất trái phép.

quản lý đất đai là gì
Đặc điểm một số loại đất đai hiện nay

4. Trách nhiệm của Nhà nước về việc quản lý đất đai

  • Đất đai phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất trong cách quản lý
  • Bộ hoặc các cơ quan ngang bộ trong lĩnh vực đất đai có liên quan có thể giúp Chính phủ trong việc quản lý đất đai
  • Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, quản lý đất đai trực tiếp ở địa phương thuộc phạm vi thẩm quyền của mình
  • Chính phủ phải thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trên cả nước

5. Cơ quan quản lý đất đai tại Việt Nam

  • Hệ thống tổ chức cơ quan Nhà nước quản lý được thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương
  • Cơ quan quản lý đất đai cấp trung ương: Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Các cơ quan quản lý đất đai ở đơn vị địa phương như tỉnh,quận,huyện,xã và thành phố trực thuộc trung ương phải hoạt động chặt chẽ theo quy định của Pháp luật
quản lý đất đai là gì
Pháp luật quy định như thế nào đối với việc quản lý đất đai?

6. Muốn theo đuổi ngành quản lý đất đai – tại sao không?

Nếu bạn có mong muốn và niềm đam mê đối với công việc nghiên cứu, lập kế hoạch đối với loại tài sản đất đai thì bạn có thể theo đuổi ngành học này và làm việc tại các cơ quan quản lý đất đai của Nhà nước như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, văn phòng đăng ký đất đai các cấp hoặc các cơ quan chuyên môn (trung tâm phát triển quỹ đất, viện nghiên cứu và quản lý đất đai,…)

Đặc biệt khi theo học và làm việc ngành này, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận các công nghệ hiện đại GPS, công nghệ ảnh số và cách thức áp dụng các công nghệ này nhằm phục vụ cho việc quản lý đất đai.

Trong quá trình học, người học sẽ được học qua cách lập hồ sơ địa chính phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình…và các quy định của pháp luật đối với lĩnh vực đất đai, bất động sản. Ngoài ra, còn được cung cấp các kiến thức về cách thức quản lý đất; cách đánh giá, phân loại đất, xác định bản đồ…cùng một số phương pháp nghiên cứu kỹ thuật đất đai và phương án phân bổ sử dụng đất đai.

quản lý đất đai là gì

Như vậy thông qua bài viết quản lý đất đai là gì trên đây của Bất Động Sản Lagi, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về đất đai và công việc quản lý đất đai. Có thể thấy ngành quản lý đất đai là ngành đang có nhiều triển vọng và cần nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng. Đội ngũ này có thể giúp Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đất đai. Việc nắm rõ các thông tin và quy trình quản lý đất còn giúp bạn có thể tránh được các rủi ro pháp lý không đáng có. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

 

 

 

QUÝ KHÁCH XEM THÔNG TIN SẢN PHẨM TẠI CÁC ĐƯỜNG LINK GỌI NGAY “ VĂN PHÒNG BẤT ĐỘNG SẢN LAGI”

ĐT - Zalo : 0937.759.297
                   0933.385.145

https://batdongsanlagi.vn/

https://www.chotot.com/user/793f36af64f875356f6000e2314738ba

https://www.facebook.com/groups/batdongsanlagibinhthuan

https://www.facebook.com/batdongsanthanhpholagi/


Ngoài ra, công ty còn rất nhiều sản phẩm như: nhà phố, biệt thự, đất nền, đất mẫu, cho thuê giá rẻ ...Khách hàng có nhu cầu xin liên hệ ngay - tư vấn nhiệt tình, tận tâm, 24/7.Quý khách vui lòng like bài và trang face ủng hộ em để khi em đăng sản phẩm mới có thể giúp ích cho anh chị và người thân.Em xin chân thành cám ơn!!!