Đất phi nông nghiệp là thuật ngữ xuất hiện rất phổ biến trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể trả lời một cách chính xác cho câu hỏi “đất phi nông nghiệp là gì?” Bởi lẽ, đất phi nông nghiệp không có một định nghĩa cụ thể hay theo bất cứ quy tắc nào mà chỉ được giải thích theo cách hiểu của dân ta. Từ đó, từ nhiều cách giải thích khác nhau đã làm cho khái niệm đất phi nông nghiệp ngày càng trở nên đầy đủ và hoàn thiện về mặt ý nghĩa hơn. Và mục đích con người tiếp cận đất phi nông nghiệp là gì? Thì ngay đây xin mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đất để biết thêm nhiều thông tin về loại đất này nhé!
1. Tìm hiểu chi tiết về đất phi nông nghiệp
Trái với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp là quỹ đất được Nhà nước cấp phép để xây dựng nhà ở, công trình; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh mang tính chất phi nông nghiệp; các công trình công cộng…và các hoạt động phi nông nghiệp nói chung.
2. Phân loại
Căn cứ vào khoản 1, điều 10 Luật Đất đai 2013, đất phi nông nghiệp được chia làm các nhóm đất chính như sau:
- Đất phi nông nghiệp nông thôn: Đất này thuộc các khu vực nông thôn, thường được dùng để xây dựng nhà ở cho người dân phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Ngoài ra còn được sử dụng vào mục đích làm đường đi, ao vườn trong nhà cùng quỹ đất với ngôi nhà.
- Đất phi nông nghiệp đô thị: Đất phi nông nghiệp tại các đô thị không chỉ được xây dựng nhà ở mà còn có các công trình với quy mô trung bình và lớn như: nhà hàng, khách sạn, công ty…Việc xây dựng trên đất phi nông nghiệp phục vụ cho mục đích kinh doanh, tạo ra lợi nhuận sẽ được Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn. Bởi các quỹ đất này thường có giá trị và nhu cầu sở hữu rất cao.
- Đất phi nông nghiệp sử dụng cho quốc phòng – an ninh: Đây là khu đất có tính chất và ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi được sử dụng phục vụ cho quốc phòng – an ninh quốc với việc xây dựng các căn cứ quân sự, doanh trại, khu quân đội…
- Đất xây dựng khu di tích lịch sử, bảo tàng: Các quỹ đất này thường có diện tích rất lớn bởi được sử dụng vào các mục đích cho du khách tham quan và trưng bày các tượng đài, di tích các bảo tàng, khu di tích lịch sử, nhà văn hoá
- Khu du lịch, danh lam thắng cảnh: quỹ đất có giá trị cao về cả ý nghĩa lẫn kinh tế bởi nó có khả năng tạo ra thu nhập cho chủ sở hữu trong nhiều trường hợp
3. Đất phi nông nghiệp có cần cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Theo quy định của Luật Đất đai 2013 tại điều 100 và 101, chủ sở hữu đất phi nông nghiệp cần cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) để xác minh quyền sử dụng đất với mảnh đất này. Điều kiện để được cấp phép sổ đỏ đối với các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp là đất đang không trong quá trình tranh chấp và không thuộc diện đất quy hoạch để thực hiện các công trình của Nhà nước.
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phi nông nghiệp bào gồm:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ gồm: đơn đăng ký, đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định, chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, giấy tờ tuỳ thân và một số loại giấy tờ mà đơn vị cơ quan nhà nước yêu cầu, cụ thể:
- Nếu đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải có các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu mảnh đất đó theo quy định của Pháp luật
- Nếu trong trường hợp đăng ký quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải đính kèm bản sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng
Bước 2: Cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ về Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ xét duyệt đơn đăng ký quyền sử dụng đất đai theo quy định của Ủy ban nhân dân
Trong trường hợp, người đăng ký chưa hoàn thành đầy đủ một số giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ xét duyệt. Trong 3 ngày, văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận phải thông báo và hướng dẫn người đăng ký bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và xem xét, ghi chép đầy đủ thông tin người đăng ký để sau này trả kết quả cho người nộp hồ sơ
Bước 4: Người nộp hồ sơ có nhiệm vụ chi trả các khoản lệ phí, thuế, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với việc đăng ký hồ sơ cấp Sổ đỏ
Bước 5: Cơ quan xử lý kết quả trao trả kết quả và thông báo đến người nộp hồ sơ, Uỷ ban nhân dân trao Giấy chứng nhận cho cá nhân, hộ gia đình nếu đăng ký thành công. Văn phòng đăng ký đất đai có nhiệm vụ cập nhật thông tin người sở hữu quyền sử dụng đất vào Sổ địa chính
4. Tìm hiểu về các khoản thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Bên cạnh đất phi nông nghiệp là gì thì việc tìm hiểu các khoản thuế đối với đất phi nông nghiệp là vô cùng quan trọng bởi nó có liên quan đến các nghĩa vụ tài chính mà bạn phải trả trong hiện tại, tương lai nếu sở hữu đất này.
Những ai phải trả các khoản thuế này khi sử dụng đất phi nông nghiệp?
Trong các trường hợp này, bạn hãy xem xét xem gia đình, doanh nghiệp của mình có phải chi trả thuế đất và nếu có thì phải trả bao nhiêu là đúng với quy định của Pháp luật
- Người trực tiếp sử dụng đất phi nông nghiệp tại các vùng nông thôn và đô thị
- Người sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình và cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ
- Sử dụng đất để khai thác hoặc chế biến khoáng sản
- Cá nhân, tổ chức sử dụng đất để sản xuất các vật liệu xây dựng, khai thác nguyên liệu để chế tạo, sản xuất thành phẩm
- Doanh nghiệp sử dụng đất để xây dựng cơ sở kinh doanh thu lợi nhuận
Cách tính thuế đất bằng công thức tổng quát
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp = [diện tích đất x giá đất x thuế suất] – tiền thuế miễn giảm
Thời hạn nộp thuế
Theo quy định tại điều 18 Nghị định 126/202/NĐ-CP, người sở hữu phải hoàn thành nghĩa vụ thuế trong thời như sau:
- Trong năm đầu tiên, thời hạn nộp thuế đất phi nông nghiệp muộn nhất là 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo nghĩa vụ nộp thuế đối với người sở hữu đất. Sau 1 năm, người nộp thuế đất duy trì việc thanh toán thuế đất một lần/năm theo thời hạn quy định của cơ quan thuế.
- Thời gian chênh lệch giữa các lần nộp tiền thuế muộn nhất là ngày 31/3 ở năm tính thuế tiếp theo theo Tờ khai tổng hợp
- Đối với hồ sơ điều chỉnh thì hạn nộp thuế muộn nhất 3 ngày kể từ khi ban hành thông báo của cơ quan thuế
Tóm lại, từ bài viết đất phi nông nghiệp là gì và những vấn đề xoay quanh, batdongsanlagi hy vọng rằng sẽ giúp ích được cho bạn trong việc mua bán, chuyển nhượng đối với đất phi nông nghiệp. Hơn nữa, bài viết cũng cung cấp các thông tin về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với các khoản thuế đối với đất phi nông nghiệp. Với lượng thông tin trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm và những điểm đặc trưng của loại đất này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.