Đất thổ cư mang tính ứng dụng rất cao, thường được dùng để xây dựng nhà ở, làm nơi kinh doanh…Do vậy, sau một thời gian sử dụng đất nhiều người có mong muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư. Vậy đất thổ cư là gì? Loại đất nào khó được phép chuyển sang đất thổ cư? Hãy cùng Lagi tìm hiểu tất tần tật về những vấn đề xoay quanh đất thổ cư nhé!
1. Đất thổ cư là gì?
Theo cách gọi dễ hiểu của người Việt Nam, đất thổ cư còn được dùng để chỉ đất ở, chứ không được quy định cụ thể về tên gọi theo pháp luật. Đất thổ cư bao gồm đất ở nông thôn (ONT) và đất ở đô thị (ODT).
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 125 Luật Đất đai 2013, loại đất ở được hộ gia đình, cá nhân sử dụng là đất ở ổn định.
2. Phân biệt giữa đất thổ cư và đất nông nghiệp
Đất thổ cư |
Đất nông nghiệp |
|
Mục đích sử dụng | Là đất dùng để ở, xây dựng nhà cửa, công trình phục vụ đời sống con người | Đất được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi |
Chuyển đổi mục đích sử dụng | Việc chuyển đổi từ đất ở thành đất nông nghiệp là không thể thực hiện được | Đất nông nghiệp nếu đủ điều kiện thì có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất phi nông nghiệp |
3. Những loại đất khó được phép chuyển sang đất thổ cư
Để chuyển đổi từ loại đất khác sang đất thổ cư nhằm mục đích xây dựng nhà ở, công trình thì cần phải có sự phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, đất trước khi chuyển đổi phải đủ điều kiện và cơ sở để chuyển đổi sang đất thổ cư. Vậy loại đất nào khó được phép chuyển sang đất thổ cư?
*Loại đất nông nghiệp
- Đất trồng lúa: Phần đất trồng lúa được nhà nước áp dụng chính sách bảo vệ đất trồng lúa, đảm bảo nguồn cung cấp đất đủ chất dinh dưỡng phục vụ cho hoạt động sản xuất lương thực. Do đó, đối với loại đất này sẽ hạn chế chuyển sang đất thổ cư. Trên thực tế, nếu xuất hiện trường hợp chuyển đổi từ đất trồng trọt, đặc biệt là trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì chủ yếu là sử dụng cho các dự án đầu tư
- Đất rừng phòng hộ: Là đất có chức năng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, thiên tai, lũ lụt…Vì thế, khả năng để chuyển đổi mục đích sử dụng đất là vô cùng khó
- Đất rừng đặc dụng: Tương tự như đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cũng có chức năng vô cùng đặc biệt bảo vệ các yếu tố thiên nhiên như hệ sinh thái rừng tự nhiên, bảo tồn nguồn gen sinh vật, làm khu di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh…
- Đất làm muối: Là diện tích đất nằm trong quy hoạch phát triển hoạt động sản xuất muối được cấp thẩm quyền phê duyệt. Đất làm muối bao gồm: đất sản xuất muối với quy mô công nghiệp và đất sản xuất muối thủ công
*Đất phi nông nghiệp
- Đất để xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước
- Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
- Đất xây dựng cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục
- Đất sử dụng cho sử nghiệp an ninh và quốc phòng
- Đất thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất
- Đất sử dụng cho các hoạt động giao thông
- Đất công trình bưu chính, viên thông
- Đất công trình khu vui chơi, giải trí công cộng
- Đất thuộc khu di tích lịch sử – văn hoá
- Đất danh lam thắng cảnh
- Đất xử lý chất thải, bãi thải
- Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
- Đất để làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hoả táng
4. Khi nào được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư?
Căn cứ vào Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định các loại đất muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải đạt đủ các điều kiện:
- Phải được sự chấp nhận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với trường hợp đối tượng sử dụng đất là tổ chức
- Được Uỷ ban nhân dân cấp huyện/xã/thành phố thuộc tỉnh hoặc trực thuộc trung ương có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với trường hợp đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình hoặc cá nhân
Trong trường hợp cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư để phục vụ cho các hoạt động thương mại, dịch vụ nếu có diện tích từ 0.5 hecta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định cho phép chuyển đổi.
Hơn nữa, UBND phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện/xã để làm căn cứ ra quyết định phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
5. Thủ tục xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư
Bước 1: Người làm đơn yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất có trách nhiệm chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Bước 2: Nộp bộ hồ sơ đến Cơ quan Tài nguyên và Môi trường
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận bắt đầu thẩm tra hồ sơ
Bước 4: UBND cấp tương đương có thẩm quyền quyết định thông báo kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Bước 5: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính
*Lưu ý: Trong trường hợp bộ hồ sơ nộp về Cơ quan Tài nguyên & Môi trường nếu chưa đủ hoặc không đúng với quy định thì cơ quan thụ lý hồ sơ có nghĩa vụ thông báo với người sử dụng đất bổ sung và hoàn thiện bộ hồ sơ thì mới có thể thực hiện công tác thẩm tra hồ sơ)
Tóm lại, trong bài viết này Bất động sản Lagi đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và những loại đất nào khó được phép chuyển sang đất thổ cư. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại những giá trị hữu ích Quý khách hàng. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc hoặc cần sự hỗ trợ nào xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!
Xem thêm nhiều bài viết mới và thông tin chi tiết tại: https://batdongsanlagi.vn/