Tranh chấp đất đai là gì? Trình tự giải quyết tranh chấp

Làm thế nào để hiểu khái niệm tranh chấp đất đai là gì? Khi gặp phải vấn đề tranh chấp đất đai thì phải làm gì cho phù hợp với quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mình? Trước tiên ta cần biết một điều rằng đất đai là loại tài sản có giá trị rất lớn, chính vì thế mà mỗi khi xảy ra tranh chấp thì quá trình giải quyết thường diễn ra rất phức tạp. Nếu mâu thuẫn đất đai giữa các cá thể xảy ra, việc hiểu rõ các trình tự, thủ tục giải quyết có vai trò rất quan trọng và tuỳ từng trường hợp mà sẽ có cái giải pháp khác nhau. Xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin liên quan đến tranh chấp đất đai nhằm tránh được các rủi ro pháp lý về sau.

1. Khi nào xảy ra tranh chấp đất đai?

Tranh chấp đất đai là hình thức mâu thuẫn xung đột giữa các bên cá thể khi họ bị xâm phạm về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quan hệ pháp luật đất đai. Hiện nay, trên báo đài đã xảy ra rất nhiều vụ tranh chấp mang tính chất phức tạp, gay gắt có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về chính trị hoặc làm bất ổn định xã hội. Chính vì vậy Luật đất đai chính là công cụ để điều hoà các mâu thuẫn đất đai giữa các bên chủ thể.

tranh chấp đất đai là gì
Thế nào là tranh chấp đất đai

2. Thực trạng tranh chấp đất đai hiện nay

Các vụ việc tranh chấp về đất đai ở Việt Nam hiện nay không chỉ tăng lên về số lượng mà còn về tính chất phức tạp, đặc biệt là các vùng đô thị phát triển nhanh thì tranh chấp đất đai là một điều không thể tránh khỏi. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong đó mức độ tranh chấp tại một số tỉnh/ thành phố lớn hiện nay có xu hướng tăng lên như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết dứt điểm, kéo dài, gây bức xúc cho người có liên quan, có nguy cơ phát sinh các vấn đề an ninh trật tự xã hội. Hoặc một số vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền đưa ra các chính sách ứng phó kịp thời nhưng vẫn chưa thoả mãn đôi bên tranh chấp do đó vẫn tồn tại một số vấn đề tác động tiêu cực đến việc phát triển kinh tế-xã hội.

3. Các trường hợp đất đai đang trong quá trình tranh chấp

  • Tranh chấp quyền sử dụng đất: Là hình thức tranh chấp thuộc về bản chất của quyền sử dụng đất đang bị tranh chấp, khi chưa xác định được ai là người sở hữu quyền sử dụng đất chính thức tại một thời điểm nhất định.
  • Tranh chấp về quyền thừa kế sử dụng đất: Loại tranh chấp này thường xảy ra do mâu thuẫn giữa các thành viên không đồng ý với nội dung, điều kiện thừa kế tài sản trong di chúc. Việt giải quyết tranh chấp về thừa kế đất đai phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
  • Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Là các tranh chấp kiến trúc thuộc lĩnh vực đất đai như nhà ở, các công trình xây dựng được sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh như nhà xưởng, nhà kho, hệ thống tưới tiêu, trang trại chăn nuôi…gắn liền với quyền sử dụng đất đó.
tranh chất đất đai là gì
Giải quyết một số vấn đề liên quan đến đất đai bị tranh chấp

4. Giải pháp tranh chấp đất đai trong một số trường hợp

Giải quyết tranh chấp đất đai là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì giải quyết tranh chấp đất đai là gì? Giải quyết tranh chấp là hoạt động mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng pháp luật để phân định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân sử dụng đất đai đang trong quá trình tranh chấp. Nhà nước có nhiệm vụ giải quyết thoả đáng các bất đồng này sao cho công bằng, tối ưu nhất sao cho hai bên tranh chấp đều thoả mãn với kết quả giải quyết được đưa ra.

tranh chấp đất đai là gì
Luật đất đai 2013 quy định về đất tranh chấp ra sao?

Tranh chấp đất đai được giải quyết như thế nào?

-Thông thường nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất thông qua hoà giải ở cơ sở. Bằng cách này, các bên chủ thể sẽ đỡ tốn kém chi phí lẫn thời gian để chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cho quá trình kiện tụng, làm giảm thiểu tối đa căng thẳng mối quan hệ giữa các bên.

-Nếu giữa các chủ thể đã không thể tự thống nhất ý kiến hoặc không đồng ý với kết quả của đối phương đưa ra, họ có thể nhờ đến sự can thiệp của UBND cấp xã nơi có xảy ra tranh chấp để giải quyết. Thậm chí, có thể đệ đơn lên đến UBND cấp huyện, cấp tỉnh nếu tính chất của vấn đề quá phức tạp, vượt ra ngoài khả năng giải quyết của UBND tại xã.

-Sau khi đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai đã được gửi đến các cấp UBND có thẩm quyền mà vẫn không đồng ý với quyết định thì có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

– Căn cứ vào Khoản 1, Điều 203 Luật đất đai 2013 các trường hợp tranh chấp có quyền khởi kiện Toà án nhân dân bao gồm:

+ Tranh chấp đất đai mà đương sự có hoặc không có Giấy chứng nhận và một số loại giấy tờ khác theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai;

+ Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất ở, công trình xây dựng.

5. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai bạn cần biết

Tuỳ theo tính chất và mức độ phức tạp của tranh chấp mà các phương thức, thủ tục và trình tự giải quyết cũng khác nhau. Xét về cơ bản, để đề nghị giải quyết tranh chấp gồm các trình tự:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • 01 đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản kiểm tra hiện trạng đất đang được tranh chấp;
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu chứng minh quyền sở hữu đất hợp pháp;
  • Một số giấy tờ cần thiết khác nếu được yêu cầu đính kèm vào hồ sơ.

(Trường hợp hồ sơ được nộp chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ có nhiệm vụ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trong vòng 03 ngày)

Bước 2: nộp đơn đề nghị đến cơ quan uỷ ban nhân dân cấp xã/huyện/tỉnh nơi có xảy ra tranh chấp đất

Bước 3: Chờ đợi kết quả giải quyết từ UBND cấp xã/huyện/tỉnh;

Bước 4: Chủ tịch UBND cấp tương ứng ban hành kết quả giải quyết;

Theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai của UBND đối với cấp huyện là 45 ngày làm việc và đối với những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn là 60 ngày làm việc (không kể thời gian quá trình tiếp nhận hồ sơ).

tranh chấp đất đai là gì
Thủ tục đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Chung quy, bài viết trên đây không chỉ cung cấp cho các bạn thông tin về các khái niệm tranh chấp đất đai là gì? Quá trình giải quyết tranh chấp đất đai diễn ra như thế nào mà còn cung cấp thêm một số thông tin hữu ích như các trường hợp dễ rơi vào tình trạng đất tranh chấp. Mong rằng sau khi đọc bài viết trên đây, bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng đất đai hoặc thực hiện các giao dịch để tránh rơi vào các trường hợp khó xử trong việc tranh chấp đất đai.

 

 

QUÝ KHÁCH XEM THÔNG TIN SẢN PHẨM TẠI CÁC ĐƯỜNG LINK GỌI NGAY “ VĂN PHÒNG BẤT ĐỘNG SẢN LAGI”

ĐT - Zalo : 0937.759.297
                   0933.385.145

https://batdongsanlagi.vn/

https://www.chotot.com/user/793f36af64f875356f6000e2314738ba

https://www.facebook.com/groups/batdongsanlagibinhthuan

https://www.facebook.com/batdongsanthanhpholagi/


Ngoài ra, công ty còn rất nhiều sản phẩm như: nhà phố, biệt thự, đất nền, đất mẫu, cho thuê giá rẻ ...Khách hàng có nhu cầu xin liên hệ ngay - tư vấn nhiệt tình, tận tâm, 24/7.Quý khách vui lòng like bài và trang face ủng hộ em để khi em đăng sản phẩm mới có thể giúp ích cho anh chị và người thân.Em xin chân thành cám ơn!!!


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *