Khi xây dựng nhà ở thì việc đo đạc, tính toán các cửa sổ và ban công cũng chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong khâu thiết kế và xây dựng. Do đó, chủ đầu tư cũng như chủ sở hữu nhà ở cần nắm rõ quy trình thiết kế và thi công cửa sổ, ban công để đảm bảo đúng với quy định của pháp luật. Vậy xây cửa sổ, ban công như thế nào mới đúng luật? Câu trả lời đã có ngay trong bài viết này, Bất động sản Lagi xin mời Quý bạn đọc hãy cùng dành chút thời gian quý báu để tham khảo qua những thông tin quan trọng này nhé!
1. Quy định đối với cửa đi, cửa sổ
Những ngôi nhà có cửa sổ hoặc cửa thông gió được xây sát ranh giới với nền nhà thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân khác thì không được phép mở “cửa đi”. Ngoài ra, trên các khu đất liền kề nếu chưa có công trình xây dựng hoặc có các công trình thấp tầng thì mới được phép mở các loại cửa thông gió và cửa kính cố định. Cửa phải được giữ khoảng cách với sàn nhà tối thiểu 2m, tính từ cạnh dưới của khung cửa sổ.
Trường hợp đối với các dãy nhà ở nằm cạnh khu đất, công trình công cộng như: công viên, bãi đỗ xe công cộng, vườn hoa nếu việc thiết kế cửa sổ, cửa đi không gây ảnh hưởng đến những công trình nói trên thì sẽ được phép mở cửa sổ cố định và phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét quyết định.
2. Quy định xây dựng ban công
Những ngôi nhà có ban công tiếp giáp mặt phố thì yêu cầu vị trí và độ cao ban công, độ vươn ra phải phù hợp với quy hoạch chi tiết được phê duyệt. Thiết kế ban công phải tuân theo quy định về quản lý xây dựng trong khu vực.
Mặt dưới của ban công phải được xây dựng cao cách vỉa hè tối thiểu là 3.5 để đảm bảo khoảng cách an toàn cho người đi trên vỉa hè.
Đối với các tuyến đường hoặc hẻm nhà phố có chiều rộng nhỏ hơn 4m và có dãy nhà nằm liền kề ở hai bên ngõ thì không được phép làm ban công. Nếu được sự phê duyệt của cơ quan nhà nước thì độ vươn tối đa của ban công chỉ từ 0.6m
Để đo đạc, tính toán độ vươn ra của ban công đối với nhà ở còn phụ thuộc vào chiều rộng của lộ giới đó và phải nằm trong khoảng kích thước quy định dưới đây:
Chiều rộng lộ giới (đơn vị: mét) |
Độ vươn ra tối đa (đơn vị: mét) |
< 5 | 0 |
5-7 | 0,5 |
7-12 | 0,9 |
12-15 | 1,2 |
>15 | 1,4 |
*Lưu ý:
– Phân nhô ra của ban công không được sử dụng để che chắn hay tạo tạo thành logia hay buồng
– Nếu lộ giới có chiều rộng > 15m nhưng chiều rộng của vỉa hè lại <3m, thì độ vươn ra tối đa của ban công bị giới hạn là 1.2m
3. Quy định hiện nay của pháp luật về mở cửa sổ
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 176 Luật Dân sự 2015
Tính theo cột mốc giới hạn chung của những ngôi nhà nằm liền kề nhau theo dãy trong một dự án thì những ngôi nhà kề bên này không được phép xây cửa sổ, lỗ thông khí, khoan tường…
Nếu nhà xây riêng lẻ những tường nhà nằm sát vách với nhà cạnh bên thì chỉ được phép khoan nhà, dựng giới hạn vách ngăn giữa hai bức tường giữa hai nhà
Theo điều 178 tại Bộ Luật này, chủ nhà khi xây dựng được phép mở cử đi, cửa sổ sang nhà kế bên nếu phần mái che nhô ra ngoài lối đi chung với kích thước phù hợp và cách mặt đất tối thiểu 2.5m
4. Xử lý vi phạm quy định về việc mở cửa sổ
Căn cứ theo quy định của pháp luật, các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm đối với việc mở cửa sổ, cửa đi hay ban công nếu không tuân thủ theo các tiêu chuẩn xây dựng sẽ bị phạt hành chính nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm. Các cá nhân nếu có hành vi chống đối, cố tình phớt lờ cảnh cáo về vi phạm sẽ có mức phạt ngày càng cao hơn.
Với những trường hợp cố ý xây dựng cửa đi, cửa sổ hoặc ban công lấn chiếm diện tích, gây ảnh hưởng đến những cá nhân, công trình xung quanh thì sẽ bị phạt hành chính như sau:
- Phạt từ 50-60 triệu đồng
- Tước bỏ giấy phép xây dựng trong vòng 12 tháng
- Phá bỏ hết cửa sổ, cửa đi và ban công và giữ lại hiện trạng như lúc ban đầu khi chưa xây dựng ban công/mở cửa sổ
Chung quy, việc mở cửa sổ, cửa đi mặc dù hiện nay pháp luật vẫn chưa quy định việc xin giấy phép xây dựng một cách cụ thể. Nhưng bạn vẫn cần có sự đồng ý của UBND cấp xã/huyện về việc mở cửa đi, cửa sổ hay có nhu cầu xây dựng thêm ban công nhà ở. Khi thiết kế cửa sổ, ban công cần tuân thủ theo quy định như những gì đã kê khai với cơ quan có thẩm quyền, tránh được các vấn đề pháp lý. Thông qua bài viết “xây cửa sổ, ban công như thế nào mới đúng luật”, Lagi hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những thông tin thật hữu ích trong quá trình tìm hiểu vấn đề xây cửa sổ và ban công.